Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo trong một nhóm hợp chất bao gồm vitamin D1, D2 và D3.
Cơ thể tự sản xuất vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, cũng có thể cơ thể được bổ sung vitamin D từ một số loại thực phẩm và chất bổ sung để đảm bảo lượng vitamin này trong máu.
I. Vai trò của vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào cơ, hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích nghi, duy trì sức khỏe của hệ thống xương.
Vitamin D cần thiết cho sự phát triển tế bào, chức năng thần kinh và cơ, cũng như hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng giúp giảm viêm, được cho là góp phần gây ra các tình trạng như bệnh tim, tiểu đường, bệnh tự miễn và ung thư.
Các nghiên cứu so sánh mức vitamin D với nguy cơ mắc bệnh cho thấy rằng việc có mức vitamin D trong máu thấp hơn có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính cao hơn, trong khi có mức đủ hoặc cao hơn dường như dẫn đến nguy cơ thấp hơn.
Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim là một nhóm các tình trạng được gọi là hội chứng chuyển hóa. Bao gồm huyết áp cao, kháng insulin, thừa cân ở bụng, triglyceride cao và cholesterol HDL (tốt) thấp. Những người có mức vitamin D cao hơn có xu hướng mắc hội chứng chuyển hóa ít nghiêm trọng hơn và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.
Có thể làm giảm nguy cơ ung thư: Vì vitamin D đóng vai trò chính trong quá trình phân chia, phát triển và tăng trưởng tế bào khỏe mạnh, nên người ta cho rằng nó cũng có thể đóng vai trò ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Vitamin D và các bệnh tự miễn: Mức vitamin D thấp thường được quan sát thấy ở những người mắc các bệnh tự miễn như Viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng rải rác, lupus ban đỏ hệ thống,đái tháo đường týp 1, bệnh vẩy nến, bệnh Crohn.
Ngoài ra, việc bổ sung liều lượng vitamin D đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và bệnh tuyến giáp tự miễn.
II. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của quá nhiều vitamin D là gì?
Vì tình trạng thiếu hụt vitamin D phổ biến hơn, nhiều người sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D để duy trì mức vitamin D lành mạnh. Nhưng quá nhiều vitamin D cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Nồng độ trong máu tăng cao: Để vitamin D đạt đến mức độc hại hoặc nguy hiểm trong cơ thể. Vitamin D dư thừa được định nghĩa là nồng độ vitamin D trong máu trên 100 ng/mL, trong khi ngộ độc vitamin D hoặc tăng vitamin D được định nghĩa là nồng độ huyết thanh trên 150 ng/mL. Nghiên cứu cho thấy nồng độ từ 30–60 ng/mL có khả năng là tối ưu và có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật.
Nồng độ canxi trong máu tăng cao: Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi từ thực phẩm, đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của vitamin D. Tuy nhiên, nếu lượng vitamin D, hấp thụ quá nhiều, lượng canxi trong máu có thể đạt đến mức có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và có khả năng nguy hiểm.
Các triệu chứng của tình trạng tăng canxi máu bao gồm: rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, táo bón và đau dạ dày, mệt mỏi, chóng mặt, ảo giác và lú lẫn, chán ăn, đi tiểu nhiều, sỏi thận, tổn thương thận và thậm chí suy thận, huyết áp cao và nhịp tim bất thường.
Tăng canxi máu thường phát triển sau khi mọi người dùng liều lượng lớn vitamin D trong thời gian dài. Nghiên cứu cho thấy những người lớn dùng hơn 10.000 IU vitamin D mỗi ngày và có biểu hiện các triệu chứng nên được đánh giá tình trạng tăng canxi máu.
Tăng canxi máu có thể dẫn đến thay đổi trạng thái tinh thần ở những người bị ngộ độc vitamin D. Những người bị tăng canxi máu do ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng như lú lẫn, trầm cảm và loạn thần.
Biến chứng thận: Trong một số trường hợp, ngộ độc vitamin D có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí là suy thận. Nguyên nhân là do quá nhiều vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến nồng độ canxi cao, có thể dẫn đến mất nước do đi tiểu quá nhiều và canxi hóa thận. Tăng canxi máu cũng có thể khiến các mạch máu của thận co lại, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về tình trạng tổn thương thận từ trung bình đến nặng ở những người bị ngộ độc vitamin D.
Ngộ độc vitamin D phổ biến ở những người mắc một số tình trạng bệnh lý như: rối loạn u hạt, một số bệnh u lympho, rối loạn chuyển hóa vitamin D
III. An toàn khi bổ sung vitamin D
Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng vitamin D phù hợp nhất, tùy thuộc vào nồng độ vitamin D và sức khỏe tổng thể.
Mặc dù ngộ độc vitamin D không phổ biến, nhưng có thể gặp rủi ro nếu sử dụng sai các chất bổ sung vitamin D không kê đơn, chất bổ sung vitamin D theo toa hoặc thuốc tiêm.
Tránh dùng chất bổ sung vitamin D liều cao trừ khi bác sĩ khuyến nghị.
Một số loại thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ đóng hộp, dầu gan cá tuyết, gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, một số loại ngũ cốc, yến mạch.