ĐAU ĐẦU TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Định nghĩa

Đau đầu là đau ở bất kỳ vùng nào trên đầu . Đây có lẽ là triệu chứng thường xuyên nhất trong thực hành y khoa với tỷ lệ hiện mắc cả đời > 90%. Nó là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc phải vào khoa cấp cứu (ED), chiếm từ 1,7% đến 4,5% mỗi năm của tất cả các trường hợp vào ED [2]. Hơn nữa, tại cuộc khảo sát gần đây của ANEU (Hiệp hội Cấp cứu Thần kinh Ý) (NEUday 2018), đau đầu là chiếm 12% các cuộc gọi đến ED do các nhà thần kinh học để cập.

Chẩn đoán

Theo phân loại đau đầu quốc tế , đau đầu được phân thành:

■ Đau đầu nguyên phát( 90%), bao gồm migraine, đau đầu kiểu căng thẳng, đau đầu từng cụm và các đau đầu thực vật-tam thoa khác (other trigeminal autonomic cephalalgias), cũng như các dạng nhẹ.

■ Đau đầu thứ phát (10%), bao gồm những nguyên nhân được cho là do chấn thương hoặc tổn thương ở đầu và/hoặc có, bệnh mạch máu sọ não hoặc có, và các bệnh nội sọ không do mạch máu, những nguyên nhân được cho là do một chất hoặc do hội chứng cai chất này, do nhiễm trùng, rối loạn cân bằng nội môi, rối loạn sọ não, cổ, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc cấu trúc khác trên khuôn mặt hoặc cổ, và cuối cùng là rối loạn tâm thần.

Chẩn đoán phân biệt đau đầu thường khó khăn. Chẩn đoán đau đầu nguyên phát nói chung là lâm sàng (Tables 5.1, 5.2, 5.3 and 5.4). Bác sĩ thần kinh được hội chẩn để chẩn đoán loại đau đầu chính xác và nhanh nhất có thể. Đau đầu thứ phát không phổ biến, nhưng việc nhận biết chúng là vô cùng quan trọng vì can thiệp kịp thời có thể là cứu mạng. Bệnh sử và thăm khám khách quan là rất cần thiết. Tùy thuộc vào nghi ngờ lâm sàng, cũng có thể cần thực hiện hình ảnh thần kinh [3], đặc biệt là chụp CT đầu (Angio-CT trong một số trường hợp được chọn) và / hoặc chọc dò tủy sống (LP: lumpar puncture). LP nên được thực hiện tốt hơn bằng cách sử dụng kim Sprotte (không do chấn thương) để giảm thiểu nguy

Dấu hiệu và triệu chứng: Chẩn đoán phân biệt

Biểu hiện lâm sàng của đau đầu có thể khác nhau, từ các tỉnh trạng dễ nhận biết đến các tình trạng khác rất mơ hồ và dễ gây hiểu nhẩm, khiến việc chẩn đoán đau đầu ác tính càng khó khăn hơn. Đáp ứng điều trị triệu chứng không nên được coi là công cụ chẩn đoán cho đau đầu lành tính. Tuy nhiên, đau đầu thứ phát có thể đe dọa tính mạng cũng có thể được xác định dựa trên mô tả của bệnh nhân về các triệu chứng và dấu hiệu. Ví dụ, độ tuổi trên 50 sẽ tăng nguy cơ đau đầu thứ phát lên gấp 4 lần.

Một số công cụ được bác sĩ ED sử dụng để chứng thực chẩn đoán đau đầu: bệnh sử cần thận, thăm khám thần kinh chi tiết và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp .

Một vài câu hỏi là đủ để đánh giá một cách chính xác:

1. Tại sao cơn đau đầu này lại khiến bệnh nhân vào cấp cứu?

2. Bạn đã từng bị các đợt tương tự trước đây chưa?

3. Loại đau đầu này bắt đầu từ khi nào?

4. Nó bắt đầu như thế nào?

5. Đau đầu đạt cường độ tối đa trong bao lâu kể từ khi khởi phát?

6. Cơn đau đầu này bắt đầu từ khi nào?

7. Đau ở đâu?

8. Bạn bị đau kiểu gì?

9. Điều gì làm cho nó tốt hơn hoặc tệ hơn?

10. Những triệu chứng nào khác liên quan đến sự khởi phát của đau đầu?

11. Có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác không (bệnh đồng mắc và / hoặc tình trạng cụ thể, các thủ tục phẫu thuật / chấn thương gần đây, phương pháp điều trị, tiếp xúc với chất độc / ma túy / lạm dụng chất)?

12. Bạn có sống trong một ngôi nhà có hệ thống nhiệt mở (nguy cơ nhiễm độc CO) không?

Đặc biệt, trong quá trình đánh giá và bệnh sử của bệnh nhân, điều cần thiết là phải chú ý đến các triệu chứng và dấu hiệu có thể là chỉ điểm của đau đầu thứ phát.

Những Cờ đỏ trong bệnh sử gợi ý đau đầu thứ phát là

: ■ “Đau đầu khởi phát đột ngột (tức thì hoặc < 5 phút gợi ý kịch bản loại 1 với kiểu đau đầu “sét đánh”.

■ Cơn đau đầu đầu tiên và tồi tệ nhất trong cuộc đời, một cơn đau đầu khác rõ ràng với những cơn đau đầu thông thường của BN

Đau đầu mới sau 50 tuổi

■ Đau đầu cấp tính liên quan đến gắng sức hoặc kích động

■ Đau đầu cấp tính ở những bệnh nhân có những tình trạng,

bệnh đồng mắc và điều trị ảnh hưởng tình trạng đông máu và /

hoặc đáp ứng miễn dịch (ung thư, bệnh lý mạn tính đang điều trị ức chế miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm trùng gần đây, phẫu thuật / chấn thương gần đây, mang thai và sau sinh)

■ Những thay đổi gần đây về hành vi và/hoặc hiệu suất và/hoặc những thay đổi về sự chú ý và cảnh giác

■ Các triệu chứng thần kinh khởi phát trước, trong hoặc sau giai đoạn đau, thuộc loại thiếu hụt hoặc kích thích (bao gồm ngất/co giật), không phù hợp với tiêu chuẩn của migraine aura (xem Bång 5.2).

Những ‘Cờ đỏ trong thăm khám thần kinh là:

■ Thay đổi ý thức

Các dấu màng não

Các đấu thần kinh khu trú

Sốt kèm hoặc không kèm dấu hiệu nhiễm trùng (ớn lạnh, da nóng ran)

■ Tính cảnh giác thay đổi (vigilance fluctuations) và hành vi gợi ý bệnh lý não

■ Phù gai thị

Đặc biệt, cần chú ý đến các triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh lý chính không phải thần kinh và các bệnh lý thường gây nhức đầu thử phát: bệnh mắt, tai mũi họng, chỉnh hình và nội khoa v.v.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải kiểm tra hệ thống mạch máu (xác định sự hiện diện và tính chất mạch, tức là khám động mạch cảnh, thái dương, cổ tay v.v.). Các điểm kích phát đau ở vùng thần kinh tam thoa và cổ-sọ, khớp thái dương hàm và cột sống cổ cũng cần được đánh giá cần thận.

Chào mừng bạn đến với trang sức khỏe đời thường ! Đây là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức mới về sức khỏe gần gũi dễ hiểu với sinh hoạt thường ngày . Mình hy vọng rằng bạn sẽ thích trang của mình và tìm thấy những thông tin hữu ích.
Website : https://suckhoedoithuong.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *