BỆNH CÒI XƯƠNG

1. Tổng quan

Xương bao gồm chất đạm gọi là chất dạng xương (osteoid) và thành phần muối khoảng chủ yếu là calci và phosphate.

Bệnh còi xương là một bệnh của xương đang tăng trưởng do chất dạng xương không được vôi hóa ở phiến tăng trưởng và xảy ra chỉ ở trẻ em trước khi đầu xương dính liền thân xương. Do sụn phiến tăng trưởng và chất dạng xương tiếp tục tăng trưởng nhưng vôi hóa không đầy đủ, phiến tăng trưởng dày lên, tăng chu vi vùng đầu xương, tăng khoảng cách giữa các phiến tăng trưởng dẫn đến biến dạng đầu xương.

Nhuyễn xương hiện diện khi chất dạng xương không được vôi hóa đầy đủ và xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Xương mềm và dễ cong khi chịu lực nén dẫn đến biến dạng xương. Trẻ em bệnh có thể bệnh cả còi xương và nhuyễn xương trong khi người lớn chỉ bệnh nhuyễn xương.

2. DỊCH TỄ

Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 3 tháng đến 18 tháng. Đây là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh. Không khác biệt giữa nam và nữ. Bệnh thường gặp ở vùng kinh tế thấp, gia đình đông con, nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh nắng mặt trời .

Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, xuất độ khoảng > 10% ở châu Phi, ở Trung Quốc lên đến 25% và tỉ lệ còi xương cấp là 3,7% với các triệu chứng rụng tóc, mọc răng chậm [3], bệnh vẫn còn tồn tại ở các nước phát triển vùng ôn đới do thiếu ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ em lứa tuổi từ 1 đến 11 tuổi cho thấy nồng độ 25(OH) vitamin D huyết thanh trung bình của trẻ là 68 nmol/L.

Số trẻ em Mỹ từ 12-60 tháng tuổi có hàm lượng vitamin D thấp chiếm tỉ lệ 63%. Ti lệ này ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi tại các nước Anh, Canada cũng khá cao [4,5]. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy 43,8% dân số Canada có nồng độ vitamin D huyết thanh thấp dưới 50 nmol/L và có 5,4% nồng độ vítamin D thiếu nặng dưới 30 nmol/L [6]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của tác giả Arnaud Laillou và cộng sự cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu vitamin D tương ứng nồng độ dưới 30 nmol/L là 21% và nồng độ vitamin D từ 30-49,9 nmol/L là 37%. Có khoảng 90% phụ nữ và trẻ em thiểu vitamin D với mức nồng độ vitamin D huyết thanh dưới 75 nmol/L . Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hiền, tỉ lệ thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ từ 1-6 tháng tuổi cho kết quả tỉ lệ trẻ có nồng độ vitamin D trong huyết thanh dưới 50 nmol/L là 23,6% .

3. NGUYÊN NHÂN

Còi xương chủ yếu do thiếu vitamin D. Ngoài ra, có thể do thiếu calci, thiếu phospho, và mất phosphate qua thận.

Thiếu vitamin D ở trẻ em thường do thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu vitamin D có thể do các nguyên nhân thứ phát như kém hấp thu (viêm ruột), tăng thoái hóa hoặc giảm các men chuyển hóa vitamin D tại gan hay thận. Hiếm khi do thiếu vitamin D bẩm sinh.

Rối loạn vitamin D

Thiếu vitamin D dinh dưỡng

Thiếu vitamin D bẩm sinh

Thiếu vitamin D thứ phát

Kém hấp thu

Tăng thoái hóa

Giảm 25-hydroxylase gan

Còi xương phụ thuộc vitamin D type 1

Còi xương phụ thuộc vitamin D type 1

Suy thận mạn

Thiếu calci

Chế độ ăn

Nhũ nhi sinh non

Kém hấp thu

Bệnh nguyên phát

Thức ăn ức chế hấp thu calci

Nhập ít

4. XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm máu

Để chẩn đoán còi xương do dinh dưỡng:

Calci, phospho

Phosphatase kiềm huyết thanh; hormone cận giáp PTH

Vitamin D: 25-hydroxyvitamin D (25-D, chủ yếu) và 1,25 dihydroxyvitamin D3. Nồng độ 25-D ở nhũ nhi và trẻ em nên ≥ 50 nmol/L. (20 ng/mL).

Để loại trừ các nguyên nhân còi xương giảm phospho máu do thận, ruột, di truyền có thể:

Creatinin, điện giải đồ

Nước tiểu tìm đường, acid amin, calci 24 giờ

Các vitamin tan trong dầu, thời gian prothrombin.

X-quang xương

Rõ nhất trên X-quang cổ tay tư thế sau – trước (trên các phiến tăng trưởng xương trụ, xương quay, xương khác). Tổn thương bao gồm:

Dày phiến tăng trưởng, giãn rộng vùng đầu xương

– Viền đầu thân xương (metaphysis) có tua, không đều, khoét hình chén (cupping)

– Bẻ xương thô ở thân xương (diaphysis) và rỗ xương (rarefaction).

Khi điều trị, giai đoạn hồi phục các tế bào sụn được vôi hóa tốt, lấp đầy chỗ khoét của đầu xương.

5. Triệu chứng

Triệu chứng thường xảy ra trễ hơn còi xương do thiếu vitamin D, 15-25 tháng (Nigeria) hoặc giai đoạn vị thành niên. Triệu chứng chủ yếu là biến dạng xương. Hiếm khi có triệu chứng giảm calci máu.

6. ĐIỀU TRỊ CÒI XƯƠNG

Tùy theo nguyên nhân.

Còi xương thiếu vitamin D

Giai đoạn tấn công có hai phác đồ:

Liều cao: vitamin D 300.000-600.000 IU uống/tiêm bắp, chia 2-4 liều trong 1 ngày. Sử dụng trong những tình huống khó tuân thủ điều trị.

Liều thay thế: vitamin D 2.000-5.000 IU/ngày trong 4-6 tuần.

Giai đoạn duy trì: 400 IU/ngày nếu < 1 tuổi hoặc 600 IU/ngày nếu > 1 tuổi. Đảm bảo trẻ nhận đầy đủ calci và phospho.

Hạ calci máu có triệu chứng

Giai đoạn cấp cứu:

– Truyền calci tĩnh mạch: liều bolus calci chlorure 20 mg/kg hoặc calci gluconate 100 mg/kg

Vitamin D3 1,25-D tĩnh mạch hoặc uống tạm thời trong giai đoạn cấp, dùng

calcitriol liều 0,5 mcg/kg/ngày

Giai đoạn duy trì: uống calci (khoảng 100 mg calci nguyên tố/ngày) và vitamin D trong 2-6 tháng.

Còi xương do thiếu calci dinh dưỡng

Cung cấp đủ calci, liều 700 mg (1-3 tuổi), 1.000 mg (4-8 tuổi), 1.300 mg (9-18 tuổi) calci nguyên tố/ngày. Nếu có thiếu vitamin D đồng thời thì bổ sung vitamin D.

Điều trị còi xương bào thai

Bổ sung vitamin D, nhập đầy đủ calci và phospho theo nhu cầu.

7. PHÒNG NGỪA CÒI XƯƠNG

Hầu hết còi xương dinh dưỡng, chủ yếu do thiếu vitamin D, có thể phòng ngừa cộng đồng bằng cách dùng viên đa sinh tố chứa 400 IU vitamin D cho trẻ bú mẹ. Trẻ lớn hơn nên nhận 600 IU/ngày

Đối với còi xương do thiếu calci, cần khuyến khích bú mẹ hoàn toàn, hạn chế ăn dặm

sớm và gia tăng nguồn thực phẩm có calci. Với tuổi học đường, chương trình sữa học

đường có thể giảm xuất độ còi xương. Còi xương bẩm sinh có thể phòng ngừa bằng dùng viên đa sinh tố chứa vitamin D

trong thai kì. Còi xương do sinh non: phòng ngừa bằng cung cấp calci và phospho đầy đủ sau sinh qua:

Nuôi ăn tĩnh mạch với dịch truyền aminoacid và đủ calci phospho

Chào mừng bạn đến với trang sức khỏe đời thường ! Đây là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức mới về sức khỏe gần gũi dễ hiểu với sinh hoạt thường ngày . Mình hy vọng rằng bạn sẽ thích trang của mình và tìm thấy những thông tin hữu ích.
Website : https://suckhoedoithuong.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *