ESTROGEN CÓ LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ VÚ KHÔNG?

Lượng estrogen cao hoặc tiếp xúc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, có những biện pháp có thể thực hiện để giảm nguy cơ. Bản thân estrogen không phải lúc nào cũng nguy hiểm và trên thực tế, đây là một thành phần cần thiết trong quá trình phát triển của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tăng tiếp xúc với estrogen trong suốt cuộc đời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về estrogen, bao gồm lý do tại sao nó có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và các bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ.

Estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú như thế nào?
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn estrogen:

  • ngừa thai
  • điều trị mụn trứng mức độ trung bình
  • suy sinh dục nữ
  • ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển
  • giảm triệu chứng mãn kinh
    Estrogen là chất sinh lý cần thiết để xác định giới tính một người là nam hoặc nữ khi sinh ra. Tuy nhiên, nó có thể gây hại ở lượng lớn và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Liệu pháp thay thế hormone (Hormone replacement therapy – HRT)
Những người có đặc tính sinh dục là nữ khi sinh ra bước vào giai đoạn mãn kinh và sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT), còn gọi là liệu pháp hormone mãn kinh, có thể có nguy cơ đặc biệt cao.

HRT đôi khi được kê đơn để giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và đổ mồ hôi đêm, đặc biệt là nếu các triệu chứng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ lưỡng ưu và nhược điểm của HRT vì nguy cơ ung thư vú.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, HRT chỉ có estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và nguy cơ này không giảm nếu bạn ngừng dùng thuốc. Mặt khác, liệu pháp HRT kết hợp estrogen-progestin cũng làm tăng nguy cơ, nhưng nguy cơ này có thể giảm nhẹ sau khi bạn ngừng dùng.

Các yếu tố liên quan đến estrogen khác
Trong khi HRT có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, có những yếu tố khác cũng có thể làm tăng mức độ tiếp xúc với estrogen và nguy cơ ung thư sau đó. Bao gồm:

  • uống thuốc tránh thai (cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh)
  • sử ​​dụng diethylstilbestrol trong thời kỳ mang thai (phổ biến từ năm 1940 đến năm 1971)
  • kinh nguyệt sớm
  • mãn kinh muộn
  • chưa sinh con
  • sinh con lần đầu ở độ tuổi lớn hơn

Các yếu tố nguy cơ ung thư vú không liên quan đến estrogen là gì?
Ngoài việc tiếp xúc với estrogen, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú trong cuộc đời một người.

Mặc dù có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này không có nghĩa là bạn sẽ tự động mắc ung thư, nhưng bạn có thể cân nhắc thảo luận những yếu tố này với bác sĩ để giúp giảm nguy cơ nói chung.

Thừa cân và béo phì
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là sau mãn kinh. Nguyên nhân là do các mô mỡ tích trữ và giải phóng estrogen, có thể làm tăng mức estrogen nói chung.

Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong cơ thể có thể làm tăng mức insulin, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Thiếu vận động
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức vừa phải mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Người ta cho rằng tập thể dục có thể giúp điều hòa nồng độ hormone cũng như kiểm soát tình trạng viêm.

Đặt mục tiêu tập thể dục ở mức vừa phải khoảng 300 phút (5 giờ) mỗi tuần, đặc biệt nếu bạn đã mãn kinh.

Uống rượu
Khi nhắc đến đến ung thư vú, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến cáo nữ giới không nên uống quá một khẩu phần rượu mỗi ngày.

Càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc ung thư vú của bạn càng cao. Một ly mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tăng từ 7 đến 10%, trong khi 2 đến 3 ly mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ lên 20%.

Không có con hoặc cho con bú
Mặc dù lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng những người có con — đặc biệt là trước 35 tuổi — được cho là có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn.

Cho con bú cũng có thể làm giảm nhẹ nguy cơ của bạn do số chu kỳ kinh nguyệt ít hơn trong suốt cuộc đời của bạn, điều này làm giảm tiếp xúc với estrogen.

Các yếu tố nguy cơ khác
Ngoài ra, ACS nêu ra các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vú mà “chưa rõ ràng”, nghĩa là cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem các yếu tố đó có góp phần gây ra ung thư này hay không. Bao gồm:

– chế độ ăn nhiều chất béo
– hóa chất môi trường như nhựa và thuốc trừ sâu
– sự thay đổi melatonin và các hormone khác do làm việc ca đêm
– tiếp xúc với khói thuốc lá
– tiếp xúc với bức xạ, chẳng hạn như chụp X-quang ngực (đặc biệt là trước 20 tuổi), vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ có những thay đổi di truyền ở gen BRCA1 và BRCA2.

Làm gì để ngăn ngừa ung thư vú?
Mặc dù không có phương pháp phòng ngừa ung thư duy nhất, nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc ung thư vú. ACS khuyến cáo rằng:

– đạt được và duy trì cân nặng ở mức vừa phải
– hạn chế (hoặc tránh) rượu
– tập thể dục vừa phải ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần
– trao đổi với bác sĩ về tư vấn di truyền nếu bạn có tiền căn gia đình bị ung thư vú
– cân nhắc phẫu thuật phòng ngừa (như cắt bỏ vú hoặc buồng trứng) hoặc thuốc kháng estrogen theo khuyến cáo của bác sĩ nếu bạn được coi là có nguy cơ cao.

Khuyến nghị sàng lọc CS
Khuyến nghị sàng lọc ung thư vú từ ACS cho nữ giới như sau:

  • Những người từ 40 đến 44 tuổi có thể bắt đầu sàng lọc bằng chụp nhũ ảnh hàng năm.
  • Những người từ 45 đến 54 tuổi nên chụp nhũ ảnh hàng năm.
  • Những người từ 55 tuổi trở lên có thể chuyển sang chụp nhũ ảnh hai năm một lần hoặc có thể chọn tiếp tục chụp nhũ ảnh hàng năm. Việc sàng lọc nên tiếp tục miễn là một người có sức khỏe tốt và được kỳ vọng sống thêm ít nhất 10 năm nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *