1. Dịch tễ
Theo TCYTTG trong năm 2011, thiếu máu chiếm 1/3 dân số toàn cầu, trong số đó 50% là thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Tại các khu vực đang phát triển như các quốc gia Phi châu, Á châu, hay Trung cận đông, tỉ lệ cao thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là 25%, phụ nữ tuổi sinh đẻ là 37%. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trong giai đoạn 2015- 2016, trẻ em dưới năm tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%. Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8%, nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 54,3%.
2. Đối tượng nguy cơ
Sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có chế độ ăn dặm chứa ít sắt. Nữ giai đoạn dậy thì, nữ trưởng thành. Phụ nữ giai đoạn sinh sản, phụ nữ có thai.
3. Nguyên nhân
Sơ sinh
Trong thai kì, thai phụ cung cấp 2/3 lượng sắt cho thai vào thai kì thứ 3 nhờ nhung
mao của nhau có thụ thể với transferrin. Sắt qua thai sẽ được tổng hợp Hb, ferritin, và men. Trẻ đủ tháng sẽ có lượng sắt dự trữ từ mẹ sang khoảng 250 mg từ 3 tháng cuối thai ki. Do đó, trẻ sinh non, sinh đôi, giả tháng, suy dinh dưỡng bào thai, con thứ 3, 4,… sẽ có nguy cơ thiếu sắt,… Trẻ sinh non có dự trữ sắt rất ít, do đó nguy cơ thiếu sắt ở trẻ non xảy ra sớm hơn từ tháng đầu sau sinh. Ngoài ra, nhu cầu sắt còn cần ở các trẻ có tim bẩm sinh tím, có hiện tượng đa hồng cầu.
Trẻ < 6 tháng
Trong sáu tháng đầu sau sinh, hoạt động tạo máu ở tủy chưa ổn định, sự sản xuất hồng cầu dựa vào sắt dự trữ từ trong thai kỳ cuối và sắt từ sữa bú. Do đó, thiếu máu thiếu sắt không xuất hiện trong các tháng đầu tiên ở trẻ đủ tháng. Ngược lại, trẻ đẻ non bị thiếu dự trữ sắt nên nhu cầu sắt cần sớm hơn từ ngay sau tháng đầu tiên.
Từ sáu tháng đến 12 tháng
Sau sáu tháng, sự tạo máu dựa hoàn toàn vào sắt có trong chất dinh dưỡng, trong khi tốc độ phát triển thể chất cao. Nhu cầu sắt ở trẻ nhũ nhi rất cao. Giai đoạn này nếu chỉ bú sữa thì sữa là thực phẩm có chứa rất ít sắt: sữa mẹ 0,5-1,5 mg/L, sữa bỏ có 0,5 mg/L, sữa tổng hợp có bổ sung sắt 12 mg/L. Sắt không được hấp thu tự do qua niêm mạc ruột, tỉ lệ hấp thu của sắt qua niêm mạc ruột tùy thuộc tính sinh khả dụng của sắt trong thức ăn. Ví dụ: tỉ lệ hấp thu sắt từ sữa mẹ tốt hơn sữa công thức (50% so với 4-6%). Do đó, nếu trẻ chỉ hoàn toàn tiếp tục bú mẹ sẽ bị thiếu sắt. Hay trẻ dùng sữa nhân tạo, nhất là sữa bò dễ bị nguy cơ thiếu sắt hơn sữa mẹ, đồng thời ăn bột quá sớm sẽ ảnh hưởng tới hấp thu sắt. Vì vậy, theo khuyến cáo của TCYTTG khuyên các bà mẹ nên tập ăn dặm từ tháng thứ 6 cho bé.
Trẻ 12 tháng đến 2 tuổi
Giai đoạn này sự sản xuất của tủy xương gần ổn định, tùy cần tạo nhiều hồng cầu để
cung cấp oxy cho cơ thể đang tăng trưởng. Trẻ cần cung cấp đủ toàn bộ các chất dinh
dưỡng, vi lượng và sắt để đáp ứng sự phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi ngày trung bình
trẻ cần 5-7 mg sắt hấp thu từ đường tiêu hóa. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
A. Giai đoạn sớm
Xuất hiện từ từ và phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có thay đổi trên kết quả xét nghiệm.
B. Giai đoạn muộn
Triệu chứng có liên quan tới giảm sắt ở các men
Giảm sắt ở các men catalase, peroxydase cyto-chrome và nhất là mono-amine- oxydase (MAO) gây rối loạn thần kinh: trẻ hay quấy khóc, vật vã, chán ăn, ngủ ít, sinh hoạt chậm chạp, kém minh mẫn, chóng mệt, hay quên, chóng mặt, nhức đầu, ù tai.
Triệu chứng liên quan tới giảm sắt ở cơ
Giảm phát triển vận động, giảm trương lực cơ, chậm biết ngồi, đứng, đi, bắp thịt nhão, bụng chướng. Tìm nhanh, có tiếng thổi cơ năng của thiếu máu, suy tim.
Triệu chứng liên quan tới giảm sắt ở hồng cầu
Thiểu máu, da xanh do giảm tổng hợp Hb (< 11 g/dL). Tăng phục hồi chức năng tạo máu của gan, lách làm gan lách to ở trẻ nhũ nhỉ. Tăng tạo máu của tủy (nhiều bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu non, hồng cầu lưới ra máu ngoại vi) và giảm chất lượng hồng cầu (nhược sắc, kích thước nhỏ) và bạch cầu (do giảm tiết IL-2, và IL-6). Ngoài ra, do transferrin và lactoferrin giảm làm cho trẻ rất dễ bị bội nhiễm (đây là hai chất có tác dụng kim khuẩn). Trẻ có thể bị sốt do bội nhiễm hoặc đơn thuần do tăng phản ứng phục hồi chức năng tạo máu.
Triệu chứng liên quan tới nuôi dưỡng tế bào Tóc dễ gãy rụng, móng tay, chân biến dạng: dẹp, lõm, xương: bị đau nhức.
Một số bất thường khác
Hội chứng Pica và pagophagia: trẻ có biểu hiện thèm ăn đối với các chất bất thường
không phù hợp dinh dưỡng như: đất sét, than, giấy, gạo sống, khoai sống,… Cơ chế gây hiện tượng Pica chưa được rõ trong thiếu máu thiếu sắt, nhưng “dấu hiệu hay ăn bậy” thường gặp trẻ thiếu sắt và đáp ứng sớm với bù sắt. Hội chứng Pica có thể bắt gặp ở các trẻ 2-3 tuổi, không thiếu máu, có thiểu năng trí tuệ hay tự kỷ, hay di chứng não.
– Huyết khối: trẻ thiếu máu thiếu sắt dễ bị huyết khối, tắc mạch não nhiều hơn trẻ khỏe, có thể do tăng sản xuất tủy, làm tăng tiểu cầu máu,…
Các triệu chứng lâm sàng mất đi rất nhanh sau điều trị đặc hiệu, nhất là các triệu chứng có liên quan đến men chuyển hóa.
6. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: khi Hb < 11 g/dL và ferritin < 12 ng/mL (< 5 tuổi). Tuy nhiên, khi ferritin không giảm thì không loại bỏ được thiếu máu do thiếu sắt vì ferritin có thể không giảm nếu bệnh nhân có biểu hiện viêm nhiễm đi kèm. Trong trường hợp này cần phối hợp lâm sàng, kiểm tra ổ viêm, CRP không tăng, nồng độ transferrin huyết tương.
A Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt giai đoạn sớm
– Sàng lọc dấu hiệu thiếu máu ở tất cả trẻ < 5 tuổi đến khám bệnh tại cơ sở y tế
– Đánh giá chế độ ăn của tất cả các trẻ dưới 2 tuổi
– Khi trẻ có dấu hiệu thiếu máu trung bình (bàn tay nhợt): cho sắt uống liều 3 mg/kg/ngày trong 2 tuần kèm với biện pháp xổ giun và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp – Tái khám sau 2-4 tuần nếu dấu hiệu thiếu máu được cải thiện thì xem như chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt được xác định
Khi trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng thì cần chuyển viện ngay.
Lưu ý đối tượng có nguy cơ thiếu sắt:
Trẻ < 12 tháng: tiền sử đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ không được bú mẹ
– Trẻ > 12 tháng: trẻ bú các loại sữa > 600 mL/ngày và ăn dặm ít hơn 2 lần ngày
Trẻ < 5 tuổi: uống hơn 750 mL sữa ngày và ăn ít hơn 3 lần ngày
– Các trẻ bị nhiễm trùng mạn, viêm nhiễm rối loạn chức năng tiêu hóa mạn, hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật.
– Trẻ có chế độ ăn kiêng theo tập quán gia đình
Trẻ sống trong vùng dịch tễ nhiễm giun móc, hay thiếu điều kiện về kinh tế, vệ sinh, hoặc người nuôi dưỡng.
Xét nghiệm ban đầu:
– Công thức máu (Hb giảm, RDW tăng, MCV giảm)
Ferritin giảm.
B Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt giai đoạn muộn
Lâm sàng có thiếu máu trung bình đến nặng
Xét nghiệm: công thức máu: Hb <7 g/dL, MCV <78 fl, MCH 28 pg và MCHC <30%. RDW > 16,5%. Hồng cầu lưới giảm. Ferritin < 12 ng/mL (< 5 tuổi).
8. PHÒNG BỆNH
Bổ sung sắt cho đối tượng có nhu cầu cao
Khuyến cáo nên bú mẹ cho tất cả trẻ sau sinh tới trên 12 tháng
Bổ sung sắt đối với trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai từ sau tuần thứ 4 với liều 2 mg/kg/ngày cho tới 12 tháng tuổi. Trẻ dưới 12 tháng, không được bú mẹ, chỉ dùng sữa công thức thi bù sắt 12 mg/ngày. Xem thêm bảng hướng dẫn của TCYTTG.
Hướng dẫn chế độ ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng với các thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật chứa đủ các chất dinh dưỡng cơ bản (đạm, tinh bột, béo) kèm giàu sắt và vitamin C.
– Hạn chế dùng sữa bò tươi ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hạn chế trẻ 1-5 tuổi uống trên 600 mL sữa ngày, và không ăn đủ cử ăn có dồi dào thực phẩm có sắt.
Sàng lọc thiếu sắt các đối tượng nguy cơ
Trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, có bệnh lý tiêu hóa mạn, bệnh lý xuất huyết mạn bằng cách đánh giá chế độ ăn và công thức máu. Chẩn đoán thiếu sắt
Trẻ dưới 5 tuổi có biểu hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ cần lưu ý tim nguyên nhân thiếu sắt từ dinh dưỡng, viêm nhiễm tiêu hóa và cần loại trừ ngộ độc chì. Có thể bù sắt sớm cho trẻ nếu thiếu máu và có chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Chào mừng bạn đến với trang sức khỏe đời thường ! Đây là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức mới về sức khỏe gần gũi dễ hiểu với sinh hoạt thường ngày . Mình hy vọng rằng bạn sẽ thích trang của mình và tìm thấy những thông tin hữu ích.
Website : https://suckhoedoithuong.com/