Trên thực tế, có một số thói quen khi nấu ăn không hề an toàn như chúng ta hay nghĩ – đặc biệt là 4 thói quen sắp được liệt kê dưới đây. Nếu không sớm thay đổi sẽ khiến sức khỏe bị “hao mòn” trong âm thầm, nghiêm trọng hơn là gây nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.
- Dùng dụng cụ vừa nấu món trước để nấu tiếp món sau
Phải thừa nhận là có không ít người đang có thói quen xấu này – nguyên nhân chủ yếu là muốn được tiết kiệm thời gian và tận dụng lúc xoong, bếp còn nóng thì thực phẩm khi nấu sẽ được chín nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này đã được các chuyên gia sức khỏe cảnh báo là phải thay đổi ngay – vì dụng cụ sau khi nấu (như xong, nồi, chảo,… ) vẫn sẽ còn dính dư lượng thực phẩm và chất béo của món ăn trước, nếu không rửa mà tiếp tục sử dụng thì các chất đó lại một lần nữa được làm nóng ở nhiệt độ cao và tạo ra chất benzopyrene – một hợp chất hóa học có thể gây ung thư cực nguy hiểm. Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo.
2. Thói quen dùng chung dao, thớt cho cả thực phẩm sống và chin
Vì muốn tiết kiệm thời gian nên có không ít người thực hiện thói quen này mỗi khi nấu ăn, mà không biết rằng nó có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe chúng ta. Theo đó, việc sử dụng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm cả sống và chín là cực kỳ nguy hiểm, vì dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bên trong thực phẩm sống, đặc biệt là các loại thịt thường chứa rất nhiều mầm bệnh vi khuẩn, chẳng hạn như: campylobacter, salmonella, clostridium perfringens,… Nếu không may cho tiếp xúc với các thực phẩm chín sẽ dẫn đến tình trạng lây lan vi khuẩn và mầm bệnh, khiến người ăn bị ngộc độc thực phẩm (với biểu hiện là tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, xuất huyết đường ruột,… ).
3. Chiên, rán ngập dầu và dùng lại dầu nhiều lần
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc chiên – rán ngập dầu sẽ tạo ra hàm lượng cao các hợp chất gây ung thư trong món ăn, bởi các amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng là các chất hóa học được hình thành khi thịt bò, thịt lợn, cá hoặc gia cầm được nấu chín bằng nhiệt độ cao, chẳng hạn như rán hoặc nướng trực tiếp trên lửa. Các hợp chất hóa học này có khả năng tác động tới DNA, dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Nhiệt độ nấu càng cao và thời gian nấu càng lâu, thì rủi ro sức khỏe sẽ càng tăng thêm.
Trong khi đó, thói quen dùng lại dầu nhiều lần đã được các nhà nghiên cứu của các nhà chỉ khẳng định là “âm thầm” gây hại cho sức khoẻ. Bởi dầu ăn nếu được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
Bản thân dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Hơn nữa, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.
4. Tắt máy hút khói/ mùi ngay sau khi nấu xong
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển, nghĩa là cứ 20 giây thì lại có một người mất mạng vì chúng.
Để giải thích cho hiện tượng này, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và phát hiện ra khói dầu và khói đồ ăn (thường có khi chế biến thực phẩm bằng hình thức chiên, rán, nướng) chính là một trong những “thủ phạm” gây ra bệnh ung thư phổi. Chưa kể, nếu bạn sử dụng các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn khi nấu ăn thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại trong khói, không khí. Vì thế, nếu tắt máy hút khói/ mùi ngay sau khi nấu xong sẽ khiến các loại khói độc này bay đi lâu hơn, nguy cơ bạn hít phải và gây hại cơ thể sẽ cao hơn.